Thuyền Nam Bình - Sông Hương - TP. Huế

Đơn vị thiết kế: NH Village Architects

Địa điểm: Thành phố Huế, Việt Nam

Kiến trúc sư chủ trì : Trần Đại Nghĩa

Kiến trúc sư: Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Công Nguyên, Phạm Tùng Lâm, Nguyễn Quang Tuấn Vũ

Diện tích : 105 m2

Năm hoàn thiện: 2019

Ảnh:  Hiroyuki Oki

 

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ :

Bối cảnh :

Sông Hương là một dòng sông đặc biệt với khung cảnh sông nước trữ tình hai bên, với nhiều di tích thắng cảnh lịch sử. Thượng nguồn của dòng sông là cảnh núi non sông nước hòa quyện, màu xanh hai bên của dòng sông còn mang nguyên vẻ dáng dấp nguyên sơ, xen kẽ với đó là khung cảnh cuộc sống nông thôn yên ả. Hạ nguồn của sông kết nối với phá Tam Giang rồi nối ra biển, nơi đánh bắt nguồi thủy hải sải dồi dào với phong cảnh trải rộng  mà các buổi chiều du khách có thể thưởng thức trọn vẹn ánh hoàng hôn. Sông Hương với quy môt và vị trí mang trong mình nó một lịch sử với vai trò là bảo vệ kinh thành Huế và mạch nuôi sống và cư dân hai bên bờ sông, đồng thời cũng là cái nôi của nhiều áng thơ ca sâu lắng đậm chất Huế. Hiện nay du khách tới Huế có thể thưởng thức các bài ca Huế trên sông trên các thuyền du lịch của địa phương vào mỗi buổi tối.

Định hướng/ thách thức :

Với tiềm năng du lịch như vậy, cùng đồng hành với mục tiêu của địa phương là đa dạng hóa và nâng cap chất lượng các sản phẩm du lịch của khu vực, dự án nhóm thuyền Nam Bình với mục tiêu là tạo ra những mẫu thuyền vừa chở được khách đi du ngoạn trên sông thưởng thức cảnh sắc vào ban ngày, vào buối tối đáp ứng được các chương trình biêu diễn ca Huế truyền thống, cùng với việc phục vụ du khách như một nhà hàng nổi trên sông. Đặt trong bối cảnh lịch sử văn hóa như vậy, yêu cầu đối với thiết kế hiện đại, có tổng thể hài hòa với khung cảnh thiên nhiên và lịch sử đồng thời không gian bên trong phải thuận tiện và tối ưu hóa công năng thưởng ngoạn thắng cảnh, đủ linh hoạt để phù hợp với các chương trình biểu diễn văn hóa truyền thống.

Giải pháp / kết quả :

Thiết kế thuyền  bề ngoài đơn giản, tổng thể hình ảnh của thuyền nhấn mạnh vào mái với hình dáng là đường cong đơn giản nhưng tinh tế, màu sắc dùng tông trầm .Nhìn từ trên cao hoặc từ trên bờ sông ta thấy như  hình ảnh như một chiếc lá đậu trên dòng sông , hài hòa với cảnh quan xung quanh, song cũng gợi lên hình ảnh của những mái nhà truyền thống ở xứ Huế. Bên trong thuyền , thiết kế theo hướng mở rộng nhất có thể để từ bên trong có thể quan sát được khung cảnh hai bên dòng sông một cách liên tục không ngắt quãng. Trải nghiệm trong thuyền di chuyển là khung cảnh nhìn ra bên ngoài những Bức tranh sơn thủy động, thay đổi dần theo hướng thuyền di chuyển đặc biệt là đoạn chuyển hướng mềm mại của dòng sông. Phần ngoài thuyền và trong thuyền được kết bằng giao thông thuận tiện, du khách có thể đi một vòng quanh thuyền từ ngoài vào trong tùy theo cảm hứng thưởng thức.

Vật liệu phần khoang khách của thuyền được sử dụng là các vật liệu thiên nhiên để tạo cảm giác thân thiện cho du khách với Hệ kết cấu làm bằng gỗ, phần hoàn thiện mái được làm từ cót tre một sản phầm thủ công truyền thống của người Việt, sàn được hoàn thiện từ sàn tre tự nhiên xử lý công nghiệp.Phần thân tàu làm từ kết cấu thép, một giải pháp được cân nhắc kĩ  đảm bảo được độ an toàn, một trong những tiêu chí quan trọng cho việc cải thiện chất lượng phục vụ khách trên địa bàn sông Hương, trong điều kiện  kĩ thuật đóng tàu vẫn còn đang ở bước mới phát triển ở Việt Nam.

Các bước tiếp theo

Với đặc điểm sông nước dày đặc như một quốc gia như Việt Nam thì việc tìm kiếm những mẫu thuyền vừa đáp ứng các công năng sử dụng ngày một đa dạng , thúc đấy sự phát triển kinh tế cho cộng đồng và  góp phần tôn thêm cảnh quan cho các khu vực là một đề tài hấp dẫn và cần mở rộng.

Công trình đã được giới thiệu trên các Tạp chí uy tín quốc tế và Việt Nam:
https://www.designboom.com/design/nh-village-architects-nambinh-ship-cultural-experience-vietnam-01-03-2020/
https://kienviet.net/2020/02/13/thuyen-nam-binh-nh-village-architects/